The beauty of the SAT - Phần 1
I. Nhìn vào cùng hệ quy chiếu 👀
Vào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên cái vòi nước nhà bạn bị hỏng. Giả sử bạn là người phải thay vòi nước, bạn sẽ mua cái vòi như thế nào?
1. So sánh hai sự vật
Nếu chúng ta cần thay thế một đồ vật A bằng một đồ vật B, thì đồ vật B để thay thế phải có nét tương đồng hoặc công dụng giống như đồ vật A đã biết. Sẽ dễ dàng sử dụng một cái vòi nước với kích thước tương tự để thay thế cái vòi đã hỏng.
Cùng nhìn vào ví dụ sau:
Some fuel additives have nanoparticles that can enter waterways through wastewater. A 2015 study found these nanoparticles can build up in zebra mussels. This buildup is concerning, but it’s suggested that using mussels could reduce the need for testing on fish to detect nanoparticles
Which finding, if true, would most directly support this idea?
Which finding, if true, would most directly challenge this idea?
Làm sao để zebra mussels thay thế được cho những chú cá. Hoặc làm sao để zebra mussels không thay thế được cho những chú cá?
Nhớ lại việc so sánh ban đầu, điều kiện cần là A và B hoạt động giống như nhau là có thể thay thế cho nhau. Bây giờ, A và B của chúng ta là là zebra mussels và những chú cá, cả hai hấp thụ một loại chất hoá học. Vậy nếu cả hai cùng hấp thụ một lượng giống nhau, hay cơ chế hấp thụ giống nhau, thì rõ ràng là nó có thể thay thế được cho nhau. Tuy nhiên, nếu cả hai không thể hấp thu giống nhau hoặc cơ chế hấp thu là không rõ, thì khó mà thay thế được cho nhau. Cũng giống như không thể thay thế cái vòi nước cũ bằng một cái vòi mới quá lớn.
2. Hỏi gì đáp nấy
Nhìn vào cùng hệ quy chiếu, nói rộng ra tức là câu hỏi, hay giả thuyết trong bài đọc: nói như thế nào, thì việc của chúng mình là phải tìm câu trả lời tương ứng cho câu hỏi hay cái giả thuyết đấy. Câu trả lời tương ứng có nghĩa là phải bám sát theo ý tưởng của câu hỏi hoặc claim của bài đọc. Giống như bạn và người hỏi đang nhìn vào cùng một ống kính.
Tham khảo bài đọc sau:
Neurobiologists Anh Le and his team studied how well eighteen dogs could detect languages. They observed the brain activity of different dogs, like a Shiba Inu and a Chihuahua, as they listened to three recordings: one of The Little Prince in Vietnamese, another in Japanese, and a scrambled version of the first two. Each dog knew either Vietnamese or Japanese, but not both. The study found that a dog's past language exposure helps it recognize familiar languages better than unfamiliar ones.
Which finding would support the team's conclusion?
Giả thuyết hay kết luận của nhóm nghiên cứu là: Việc tiếp xúc ngôn ngữ của một chú chó trước đây giúp cho nó nhận biết giữa ngôn ngữ quen thuộc tốt hơn ngôn ngữ không quen thuộc.
Nói ngắn gọn:
Tiếp xúc ngôn ngữ ~ nhận biết (ngôn ngữ quen thuộc / không quen thuộc)
Như vậy việc của chúng mình là phải đi tìm đúng dữ kiện để khẳng định ý kiến trên. Kết luận của nhóm nghiên cứu nói tới hai thành phần: (1) là sự tiếp xúc ngôn ngữ (tuổi của chó nhiều hay ít, vv) và (2) là ngôn ngữ quen thuộc hay không quen thuộc.
Câu trả lời đúng sẽ phải có hai yếu tố này và chỉ tập trung vào hai yếu tố này.
Một câu trả lời sai thay vì nói tới ngôn ngữ, sẽ đề cập tới scramble recording. Cần phải lưu ý là scramble recording thì không phải là ngôn ngữ. Bởi vậy, nên dù là ngôn ngữ quen thuộc hay không quen thuộc thì câu trả lời đúng cũng sẽ không liên quan tới scramble recording.
Kết quả hay tuyên bố (claim) của nhóm nghiên cứu cần phải được xác định rõ trong các bài Command of Evidence. Việc loại scramble recording ra khỏi câu trả lời đúng chính là chúng ta đang cùng nhìn vào cùng một hệ quy chiếu với tuyên bố của nhóm nghiên cứu. Hỏi gì, thì đáp nấy!
Cùng nhìn vào một đoạn text khác:
Neurobiologists Le and his team studied how eighteen dogs detect languages. They observed dogs like Kun-kun, a border collie, and Bingo, a mixed breed, as they listened to three recordings: The Little Prince in Spanish, another in Hungarian, and a scrambled version of both. Each dog knew either Spanish or Hungarian, but not both. The study found that differences in dogs' body features might affect how they tell speech from non-speech.
Which finding would support the team's conclusion?
Một biến thể khác của văn bản, bạn có xác định được sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu không? Hãy dừng lại một vài phút và thử tự viết lại kết luận của nhóm nghiên cứu là gì nhé.
Nếu bạn biết được lần này ống kính mà chúng mình cần sử dụng không chỉ là ngôn ngữ/lời nói, mà có cả scramble recording nữa thì bạn đã đến rất gần với đáp án rồi đấy!
II. Đồ thị và điểm kì dị
Trong DSAT, có một số câu hỏi có liên quan tới đồ thị, bảng biểu đồ. Tức là người trả lời sẽ phải dùng thêm số liệu ở bảng hay biểu đồ để hỗ trợ/phản bác lập luận hay suy đoán.
Khi làm các bài có bảng hay biểu đồ này, hãy nhớ một khẩu quyết cũng là tiêu đề của phần này: Đi tìm điểm “kì dị” của đồ thị!
1. Điểm kì dị của đồ thị
Nhìn đồ thị trên, bạn có để ý thấy có một điều “kì dị” không? Rõ ràng, chưa cần đọc đoạn văn hay câu hỏi, bạn có thể để ý thấy đường chấm tam giác đang đi khác hẳn với hai đường vuông và tròn còn lại. Bây giờ, đọc thêm một vài chú thích của đồ thị, ta biết rằng type A flies (ứng với đường tam giác) có khả năng sống sót cao nhất trong 3 loại type A, type AB và type B. Như vậy, type A ứng với đường tam giác ở đây là một đường “kì dị”, tức là nó không theo số đông. Trong các dạng biểu đồ, những đặc điểm khác thường sẽ liên quan tới câu trả lời!
Thực vậy, dù đây là một câu biểu đồ khó ở trong bài đọc SAT, tuy nhiên nếu nhớ rõ “khẩu quyết” trên: câu trả lời phải có liên quan tới đường “kì dị” mà chúng mình tìm ra, bạn đã nắm được một nửa chìa khóa để giải câu hỏi này rồi đấy!
Tư duy ngược lại, nếu cảm thấy phân vân khi đọc đoạn văn liên quan tới đồ thị bảng biểu, hãy thử tìm điểm kì dị của đồ thị và lấy đó làm manh mối để đọc lại bài đọc. Biết đâu, bạn sẽ lần ra ý tưởng của bài đọc và ý đồ cho một câu trả lời đúng dễ dàng hơn!
2. Bảng biểu và số liệu
Không chỉ dừng lại ở biểu đồ và đồ thị, các bảng biểu cũng có thể áp dụng “bí kíp” này.
Nhìn bảng dưới đây, bạn có để ý thấy điều gì “kì dị” không?
Nếu bạn đã nhìn ra, ở dòng dưới cùng ứng với “Broccoli”, Broccoli giảm từ 7.5 xuống 7, còn hai loại cây khác là “Corn” và “Marigold” đều có sự sụt giảm lớn hơn rất nhiều. Như vậy, Broccoli chính là một điểm “kì dị” mà chúng ta cần quan tâm. Rất có thể, Broccoli sẽ là một dữ kiện dẫn chúng ta tới đáp án chính xác.
Nói rộng ra, không chỉ là đồ thị hay biểu đồ, ở các bảng số liệu như trên bạn hoàn toàn có thể áp dụng việc tìm điểm kì dị. Điểm kì dị hay bất thường này có thể là sự thay đổi đột ngột của số liệu, hoặc một số liệu lớn nhất/bé nhất trong bảng. Khi tìm ra các điểm bất thường này, thường là bạn đã nắm được một dữ kiện quan trọng để giải quyết câu hỏi.
3. Điểm kì dị và hơn thế nữa
Không phải lúc nào ta cũng có thể thấy được điểm bất thường khi nhìn vào bảng biểu. Cùng nhìn vào bảng sau:
Nhìn bảng trên, rõ ràng ta khó mà nhìn ra điểm bất thường khi có quá nhiều dữ kiện. Có chăng bạn nào tinh mắt sẽ thấy cột thứ ba đang sắp xếp theo giá trị từ cao tới thấp. Nhưng như vậy hẳn là chưa đủ để dẫn ta tới đáp án.
Những lúc này, ta phải làm gì?
Đây chính là lúc chúng ta cần phải nhìn vào đoạn văn. Nếu đoạn văn của chúng ta là:
“It has been proposed that fracture toughness increases with the proportion of an HEA consisting of cobalt, but data on the table show that it is not the case; for example, …”
Từ đây, bạn có thấy đoạn văn đang giới hạn cho chúng ta điểm “kì dị” mà mình cần phải nhìn vào không? Nếu nhanh trí, chúng ta chỉ cần highlight ngay thành phần Cobalt ở trong cột 2. Để ý xem khi Fracture toughness giảm dần mà lượng Cobalt không giảm (tức là giữ nguyên hoặc tăng lên). Theo độ Toughness giảm dần, ta thấy lượng Cobalt giảm từ 33.33 xuống 20 rồi 1.07 và sau đó lại tăng lên 20 (ứng với HEA 95). Như vậy, ta đã tìm thấy điểm kì dị ứng với HEA số 95. Khi làm bài, bạn có thể đọc đáp án và so sánh lại với các dữ kiện, chú ý tới điểm kì dị HEA 95.
Kỹ năng nhìn ra điểm kì dị không khó. Bạn hoàn toàn có thể tập luyện được kĩ năng này và áp dụng nó vào trong các câu có đồ thị hay biểu đồ. Kĩ năng tiến bộ có được qua việc luyện tập thật nhiều.
Hãy cùng luyện tập một vài câu hỏi đã được đề cập tới trong bài, sau đó bạn hãy thử đọc lại bài đọc này nhé: Bài luyện tập
Chúc bạn thành công ; )
Nhận xét
Đăng nhận xét